Hạ Tầng

Năm 2024 Tp.HCM dành 9.4 tỷ đô để phát triển hạ tầng

Trong tờ trình gửi Ủy ban nhân dân TP.HCM, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đề xuất giai đoạn 2024 – 2030 ưu tiên triển khai đầu tư 59 dự án giao thông trọng điểm, chiến lược với tổng nguồn vốn cần có để thực hiện là 231.000 tỷ đồng.

  1. Nhóm Đường Cao Tốc (Tổng vốn: 25.427 tỷ đồng)
    • Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài: 20.100 tỷ đồng
    • Cao tốc TP.HCM – Chơn Thành (đoạn qua TP. Thủ Đức): 1.940 tỷ đồng
    • Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn nút giao An Phú đến đường Vành đai 2): 2.350 tỷ đồng
    • Mở rộng đường dẫn cao tốc TP.HCM – Trung Lương (đoạn Bình Thuận – Chợ Đệm và Tân Tạo – Chợ Đệm): 1.037 tỷ đồng
  2. Nhóm Đường Quốc Lộ
    • Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu)
    • Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3 TP.HCM)
    • Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh giới tỉnh Long An)
  3. Nhóm Đường Vành Đai (Tổng vốn: 26.800 tỷ đồng)
    • Khép kín 3 đoạn tuyến của Vành đai 2
    • Đường nối từ Vành đai 3 tới đường Võ Nguyên Giáp
    • Đầu tư xây dựng vành đai 4 (đoạn cầu qua sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai, gồm cầu vượt sông Sài Gòn)
  4. Nhóm Kết Nối Liên Vùng
    • Cầu Rạch Dơi
    • Xây dựng đường mở mới phía tây bắc
    • Đường trục đông tây nối dài từ quốc lộ 1 – Long An
    • Tuyến đường trên cao số 5 (đoạn từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Sương)
  5. Các Dự Án Khác
    • 8 dự án nút giao thông, cầu lớn
    • 25 dự án tuyến đường trục chính, xuyên tâm (cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu và đường Nguyễn Khoái, mở rộng đường Trường Chinh, mở rộng đường Tân Kỳ – Tân Quý, …)
    • 5 dự án bến bãi giao thông tĩnh
    • 4 dự án đường thủy (bao gồm cảng cạn, nạo vét luồng tuyến)

Tổng nguồn vốn cho 59 dự án này là 231.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 156.500 tỷ đồng, chiếm hơn 67%. Phần còn lại là vốn huy động từ các nguồn khác như PPP, vốn ngân sách trung ương, v.v.

Có thể bạn quan tâm

Back to top button